HOÀN THÀNH QUY HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG QUẬN CẦU GIẤY

Quận Cầu Giấy cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng 12 dự án trọng điểm


(Quận Cầu Giấy hoàn thành GPMB 8 dự án với diện tích thu hồi 2,9ha; cơ bản hoàn thành GPMB 4 dự án với diện tích thu hồi khoảng 5,23ha.)
HOÀN THÀNH QUY HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG QUẬN CẦU GIẤY
Giải phóng mặt bằng Cầu Giấy
Chiều 22-10, tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trần Việt Hà cho biết, từ đầu năm đến nay, quận đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác GPMB các dự án trên địa bàn, nhất là các dự án trọng điểm.

Bên cạnh đó, UBND quận tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các phường rà soát đến từng tổ dân phố, từng gia đình việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (QSHNƠ), quyền sử dụng đất ở (QSDĐ)... Theo đó, trong 9 tháng đầu năm đã cấp được 2.655 giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNƠ và tài sản gắn liền với đất (đạt 120,7% kế hoạch đề ra).

Ngoài ra, UBND quận chỉ đạo phòng quản lý đô thị, lực lượng thanh tra xây dựng quận và UBND các phường phối hợp thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trong khi chờ thành phố kiện toàn xong đề án về hoạt động của lực lượng thanh tra xây dựng (theo Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ) đồng thời tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng, với kết quả từ đầu năm đến nay đã cấp giấy phép xây dựng cho hơn 430 hồ sơ, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 121.200m2, gia hạn giấy phép xây dựng 5 hồ sơ.

Ông Trần Việt Hà cho biết thêm, về xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo theo Quyết định 15/2011/QĐ-UBND ngày 6-5-2011 của UBND thành phố, đến thời điểm này, UBND quận Cầu Giấy tiếp tục triển khai thực hiện thu hồi 9 trường hợp còn lại để làm bảng tin tuyên truyền và mở rộng hè phố.
(Theo Hà Nội mới)



ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG Q.CẦU GIẤY

Thiết kế đô thị hai bên tuyến đường đẹp nhất quận CầuGiấy


529/QĐ-UBND, phê duyệt Nhiệm vụ đồ án thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Xuân Thủy, tỷ lệ 1/500 thuộc các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG Q.CẦU GIẤY

Theo đó, vị trí, phạm vi nghiên cứu gồm một đoạn của tuyến đường quốc lộ 32 ở phía Tây khu vực nội đô lịch sử, đoạn từ nút giao với đường vành đai 2,5 đường Nguyễn Phong Sắc đến nút giao với đường vành đai 3 đường Phạm Hùng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 1.000m với tổng diện tích đất nghiên cứu thiết kế khoảng 26,3ha, mục tiêu nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.......

Quy hoạch sẽ đề xuất các giải pháp chỉnh trang, nâng cấp kiến trúc, cảnh quan các công trình xây dựng hai bên tuyến đường, nhất là đối với khu vực dân cư, làng xóm được tồn tại theo quy hoạch. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa giữa khu vực cải tạo, chỉnh trang và phát triển xây dựng mới, các vị trí điểm nhấn kiến trúc.

Cùng với đó, xác định mạng lưới đường quy hoạch và đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến đường với khu vực hai bên tuyến đường, tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn, cải thiện và nâng cao điều kiện sống của dân cư khu vực.

Quy hoạch cũng đề xuất quy định quản lý không gian kiến trúc cảnh quan theo đồ án thiết kế đô thị, làm cơ sở pháp lý để các cấp chính quyền quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Nội dung thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Xuân Thủy, tỷ lệ 1/500 sẽ được cập nhật và đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-1, H2-2, tỷ lệ 1/2.000
(Báo Xây Dựng)



QUY HOẠCH ĐƯỜNG SẮT NGẦM HÀ NỘI

Công bố quy hoạch các ga ngầm tuyến đường sắt đô thị số 2


UBND TP giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thực hiện công tác cắm mốc giới Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4, C7, C8 được phê duyệt .
QUY HOẠCH ĐƯỜNG SẮT NGẦM HÀ NỘI
Phối cảnh tuyến đường sắt

Sáng 16/5, Sở Quy hoạch & Kiến trúc phối hợp với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức công bố và bàn giao Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4, C7, C8 của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, tỷ lệ 1/500.
Theo đó, tại quận Cầu Giấy sẽ điều chỉnh cục bộ ô đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ đường Hoàng Quốc Việt thuộc ô quy hoạch 22, từ chức năng là đất cơ quan hiện có (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) sang chức năng đất hạ tầng kỹ thuật để xây dựng các hạng mục công trình của ga ngầm C4. Diện tích đất điều chỉnh chức năng sử dụng đất khoảng 977m2.
Bên cạnh đó, tại quận Ba Đình điều chỉnh cục bộ ô đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ đường Hùng Vương thuộc ô quy hoạch B63 từ chức năng đất công cộng (Trung tâm thể thao 10/10) sang chức năng đất hạ tầng kỹ thuật để xây dựng các hạng mục công trình của ga ngầm C7. Diện tích đất điều chỉnh chức năng sử dụng đất khoảng 634 m2.
Cùng với đó điều chỉnh cục bộ ô đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ phố Phan Đình Phùng từ chức năng đất cây xanh công viên - TDTT (vườn hoa Vạn Xuân) sang chức năng đất hạ tầng kỹ thuật kết hợp cây xanh công viên để xây dựng các hạng mục công trình ngầm và nổi của ga ngầm C8 kết hợp tổ chức cây xanh công viên trên mặt đất. Diện tích đất điều chỉnh chức năng sử dụng đất khoảnh 1.479 m2.
Mặt khác, UBND TP giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thực hiện công tác cắm mốc giới Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4, C7, C8 được phê duyệt và tiếp tục khẩn trương nghiên cứu phương án kiến trúc sơ bộ các công trình nổi của các ga để trình duyệt theo quy định.
Giao UBND quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Ba Đình quản lý các công trình xây dựng trong phạm vi Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4,C7,C8 được duyệt và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. Giao Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng TP chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan đề xuất cơ chế đặc thù đối với việc đền bù giải phóng mặt bằng các công trình trong phạm vi Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4,C7,C8.

(xã luận)

NGÂN HÀNG CÓ NỢ XẤU KHỦNG NHẤT

Ngân hàng nào có nợ xấu “khủng” nhất?

NGÂN HÀNG CÓ NỢ XẤU KHỦNG NHẤT
Ngân Hàng có nợ xấu khủng

Sau một thời gian cố gắng kìm giữ, đã có những con số “kỷ lục” nợ xấu của hệ thống ngân hàng được thiết lập trong nửa đầu năm 2014.
Tới giữa tháng 8, hầu hết các ngân hàng đã lần lượt công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014. Bên cạnh những con số về doanh thu, lợi nhuận thì tình hình chung, các nhà băng đang phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu tăng lên chóng mặt trong bảng cân đối tài chính của mình.
Ông lớn gia nhập “câu lạc bộ nợ xấu trên 3%”
Ngày càng nhiều ngân hàng được “điểm tên” trong bảng danh sách “câu lạc bộ ngân hàng nợ xấu trên 3%”. Thậm chí, đã có nhà băng tỷ lệ nợ xấu lên tới trên 5%.
Ngân hàng nào có nợ xấu “khủng” nhất?
Là một trong những ngân hàng lớn nhất nước, nhưng Vietcombank cũng đã chính thức gia nhập “câu lạc bộ nợ xấu 3%”, khi theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2014 thì hiện ngân hàng có hơn 9.000 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 3,09% tổng dư nợ. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là 4.765 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Cũng có tỷ lệ nợ xấu lên tới 4%, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 vừa công bố cho thấy, tổng nợ quá hạn của SHB gầ 7.470 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm, chiếm 8,2% tổng dư nợ cho vay. Số cho vay được khoanh lại và chờ xử lý đạt hơn 1.200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đến hết tháng 6/2014 của SHB ở mức 4%. Một ngân hàng lớn khác cũng khiến khá nhiều nhà đầu tư thất vọng khi nợ xấu tăng nhanh, hơn 1% chỉ trong vòng 6 tháng là Eximbank. Báo cáo tài chính quý 2 của đơn vị này cho thấy, tín dụng giảm 3,7%, tiền gửi của khách hàng giảm 3% và tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,94% so với mức 1,98%.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2014 mới công bố, tỷ lệ nợ xấu của Ocean Bank tăng từ 3,99% cuối năm 2013 lên 5,2% vào tháng 6 năm nay. Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng, nợ xấu của Ocean Bank đã tăng thêm 1,3%. Cũng chính lẽ đó đã buộc ngân hàng phải tăng mạnh chi phí dự phòng, từ âm 12,6 tỷ đồng năm 2013 đã “vọt” lên 165,4 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế (đã trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) chỉ đạt 17,2 tỷ đồng, giảm gần 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc buộc phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản vay nợ khiến lợi nhuận sụt giảm đang là “tình cảnh chung” của hầu hết các nhà băng lớn, nhỏ trong hệ thống ngân hàng. Ngân hàng ACB cũng lâm vào tình cảnh tương tự.
Tính tới hết quý 2/2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB cũng “vọt” lên tới 3,6%, tương đương 4.037 tỷ đồng. Riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 23,3% so với đầu năm, lên mức 2.616 tỷ đồng. Nợ nhóm 2 – nợ cần chú ý cũng tăng 22% so với hồi đầu năm.
Vậy nên, dù đạt lợi nhuận 1.309 tỷ đồng nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB tăng thêm 124%, tương đương 320 tỷ đồng, đã khiến ngân hàng giảm lợi nhuận sau thuế tới 20%, còn 573,3 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Con số nợ xấu chung 6 tháng đầu năm chưa được Ngân hàng Nhà nước công bố, song chắc chắn tỷ lệ nợ tăng lên chóng mặt chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới bức tranh nợ xấu chung của toàn hệ thống.
Không ngạc nhiên về hiện tượng các ngân hàng lần lượt kéo nhau gia nhập “câu lạc bộ nợ xấu 3%” trong nửa đầu năm 2014, trò chuyện với PV Infonet, một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng còn nói, “điều  này đã được ông dự báo từ lâu khi nhìn vào sức khỏe của toàn hệ thống ngân hàng thời gian qua. Và bây giờ chỉ là thời điểm chín muồi để “ung nhọt phát tác” mà thôi.
Vị chuyên gia đưa ra 4 nguyên nhân dẫn giải làm căn cứ cho lập luận của mình.
Thứ nhất, các khoản nợ xấu thực chất vẫn – đã tồn tại trong bảng cân đối của các ngân hàng từ trước đó, nhưng do cách hạch toán trước đây thì ngân hàng có thể tái cơ cấu lại nợ, đảo nợ để giảm tỷ lệ này xuống. Tuy nhiên, khi Thông tư 09 được áp dụng từ 1/6 dù có một số quy định được hoãn lại tới sang năm, với quy định khắt khe đã khiến nợ xấu tăng lên và trở về đúng giá trị thực trong bảng cân đối tài chính của các ngân hàng.
Thứ 2, tín dụng mới khó khăn ngay từ đầu năm. Tăng trưởng tín dụng, số tuyệt đối nợ xấu cao thì khó giảm được tỷ lệ nợ xuống.
Thứ 3, vài chục ngàn tỷ được các ngân hàng bán lại nợ cho VAMC nhưng chỉ là một phần rất nhỏ tổng số nợ của hệ thống ngân hàng mà thôi. Nên khi tăng trưởng tín dụng và nợ xấu không được giải quyết rốt ráo thì nợ xấu tăng.
Thứ 4, kinh tế trì trệ, tổng cầu yếu, doanh nghiệp khó phục hồi khả năng khả nợ.
“Ông chủ” nhà băng có ngồi trên đống lửa?
Nợ xấu tăng nhanh trong hệ thống ngân hàng đương nhiên khiến nhiều người nghi ngại. Và lo sợ nhất cũng đương nhiên là các ông chủ nhà băng. Thế nhưng, trái với sự lo lắng quá nhiều khi nợ xấu tăng với tỷ lệ chóng mặt, thì hai trong số các nhà băng có tỷ lệ nợ xấu lớn khi trao đổi với Infonet đều tỏ thái độ lạc quan.
Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB nhìn nhận, sở dĩ nợ xấu trong nửa đầu năm nay tăng là bởi tổng cầu yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày một nhiều khiến họ không dám vay và ngân hàng cũng không dám cho vay vì lo sợ gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, dù Thông tư 09 dù mới có hiệu lực từ 1/6/2014, nhưng với những quy định siết chặt đã ảnh hưởng phần nào với việc “chuyển nhóm nợ” của các ngân hàng.
“Việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ là việc làm thường xuyên của ngân hàng. ACB có kế hoạch giảm bớt số nợ xấu, gồm nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi món nợ có tài sản đảm bảo, đối tượng khách vay... cụ thể, nên cách xử lý từng món nợ là khác nhau”- ông Toại nói.
Còn lý giải nguyên nhân nợ xấu “tăng vọt” trong nửa đầu năm 2014 với Infonet, đại diện Ocean Bank phân trần, OceanBank không có nợ xấu mới phát sinh trong nửa đầu năm 2014, mà đều là nợ chuyển nhóm khi ngân hàng áp dụng theo Thông tư 09 về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro từ ngày 1/6/2014 của NHNN.
“Không chỉ Ocean Bank có tỷ lệ nợ xấu cao mà ngay cả những thành viên khác trong hệ thống ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất thấp những năm qua, thì nay cũng không tránh khỏi xu hướng chung” – đại diện Ocean Bank cho hay.
Có lẽ vì là “xu thế chung không thể tránh khỏi” nên sếp một vài nhà băng “tự tin sẽ giải quyết được”.
Nói với Infonet, Phó tổng giám đốc ACB cũng khẳng định, tỷ lệ nợ xấu của ACB trong nửa cuối năm 2014 chắc chắn sẽ giảm xuống dưới mức 3%. Nhiệm vụ này, theo ông Toại là “khó nhưng hoàn toàn khả thi”, bởi khi khả năng hấp thu vốn nền kinh tế khó khăn, thay vì mở rộng tín dụng thì ngân hàng phải quay sang xử lý các khoản nợ khó đòi. Dù ở “đầu” nào cũng đem lại mặt “lợi” cho ngân hàng. Chưa kể, nếu không thu hồi nợ và để tỷ lệ bị đẩy lên quá cao các ngân hàng sẽ phải lĩnh “chế tài phạt” từ Ngân hàng Nhà nước, và đây là điều mà không nhà băng nào muốn “dính” phải.
“Toàn hệ thống ACB đang dồn tổng lực, bằng mọi cách để kìm giữ và giảm tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát. Riêng tới cuối năm nay chắc chắn tỷ lệ nợ của ACB sẽ giảm xuống dưới 3%”- ông Nguyễn Thanh Toại nói với Infonet.

Cũng theo vị chuyên gia trên, điều ông lo ngại là các ngân hàng sẽ "gánh đỡ" ra sao với bức tranh nợ xấu ngày càng xấu đi? Bởi theo lộ trình Thông tư 09, đến 1/1/2015, các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ kết quả xếp hạng của Trung tâm Thông tin tín dụng. Cùng với việc ngừng tái cơ cấu nợ mà không phải chuyển nhóm từ 1/4/2015, nợ xấu sẽ lộ diện rõ ràng và sát thực hơn nữa.