Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin-Tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin-Tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

NHÀ PHỐ THƯƠNG MẠI CAO CẤP DREAM LAND HỒ TÂY

1. TỔNG QUAN DỰ ÁN
Phối Cảnh

- Dự án duy nhất có vị trí nhà mặt phố liền kề Xuân La tại khu vực Hồ Tây, với một không gian thoáng đãng mà vẫn tập trung giá trị thương mại, môi trường sống dân trí cao đã tạo nên vị thế sang trọng, đẳng cấp và mang lại yêu tố thanh khoản vô cùng dễ dàng cho các nhà đầu tư, cũng như sự tự hào với các giá trị phát triển cho các khách hàng sinh sống tại nơi đây.
- Dự án được thiết kế bởi các kiến trúc sư cộng hòa Pháp, tạo nên những đường nét kiến trúc Châu Âu, tinh tế và thuần khiết.
- DreamLand Tây Hồ có mật độ xây dựng lớn, chiều cao 5 tầng, bàn giao bán hoàn thiện với các vật liệu đẳng cấp tương xứng.
- Dự án được quản lý đồng bộ, đảm bảo một môi trường an toàn và tiện nghi cao nhất cho người ở

2. VỊ TRÍ VÀNG CHO MỘT KHU NHÀ PHỐ THƯƠNG MẠI CAO CẤP GẦN KỀ HỒ TÂY
- Nằm ngay trên mặt phố Xuân La rộng hơn 30m, sầm uất, nhộn nhịp. Shophouse DreamLand Hồ Tây là dự án khu nhà phố thương mại kinh doanh đầu tiên tại khu vực Tây Hồ
- Dự án nằm trong lòng không gian xanh Hồ Tây yên bình, với hạ tầng đồng bộ hiện đại, cao cấp và giao thông thuận tiện:
+ Các Cầu Nhật Tân chỉ 5 phút đi xe
+ Cách sân bay nội bài 20 Km
+ Bên cạnh Hồ Tây, không gian trong lành
+ Ngay sát sân vận động Tây Hồ, công viên nước Hồ Tây,….
+ Nhiều trường học đa cấp liền kề, gồm Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội
+ Hệ thống bệnh viện, các trung tâm y tế trong tầm đi bộ,
-Mô hình vừa ở vừa kinh doanh mặt phố ngày càng được ưu chuộng, với giá bán và giá thuê ngày càng đắt đỏ tại các vị trí nội đô. Đầu tư nhà phố luôn mạng lại giá trị lợi nhuận cao.

3. KIẾN TRÚC CHÂU ÂU TINH TẾ VÀ THUẦN KHIẾT
- Sự lịch lãm và thanh thoát của đường nét kiến trúc Tân Cổ điển Châu Âu là điểm nhấn trong thiết kế của DreamLand Hồ Tây
- Kiến trúc mặt đứng và nội thất được thiết kế nhất quán về phong cách, trong đó việc chắt lọc những đường nét tinh tế của kiến trúc cổ điển được lựa chọn cẩn trọng, để kết hợp với các vật liệu tự nhiên bền vững và cao cấp
- Tỷ lệ tạo hình được ứng dụng để tạo ra các mảng đặc rỗng, kiến tạo ra những không gian hài hòa và cân đối.
- Màu sắc, sự tương phản và vật liệu cảm chất được cân nhắc tỉ mỉ mang tới những xúc cảm thẩm mỹ tinh tế và thuần khiết.

4. TIỆN ÍCH
- Nội thất sang trọng
- Hố chờ thang máy tiêu chuẩn
- Tiện ích đồng bộ: Siêu thị, bể bơi 4 mùa, phòng tập đa năng cao cấp, khu vui chơi trẻ em liên hoàn
- Tích hợp công nghệ Hiện đại trong không gian công cộng:
+ Hệ thống kiểm soát CCTV điều khiển an ninh trung tâm ( Camera, bộ đàm an ninh, liên kết đơn vị cấp cứu, công an khu vực, PCCC, loa báo động toàn khu khi xảy ra sự cố)
+ Hệ thống trụ cấp nước Phòng cháy tích hợp dọc tuyến Phố
+ Máy phát điện dự phòng đảm bảo cung cấp điện khi xảy ra sự cố mất điện
-Dịch vụ hoàn hảo
+ Dịch vụ vệ sinh và Chăm sóc cây cảnh mỗi ngày
+ Dịch vụ bảo vệ Barrie giúp an ninh tuyệt đối 24/24
+ Tối ưu Công năng sử dụng
5. GIÁ BÁN

Giá bán Dream land Xuân La Hồ Tây giao động từ 13.5 tỷ các lô mặt đường 13m, mặt tiền xuân la từ 19.7 tỷ

Thông Tin Liên Hệ: 096749889

Mở Bán Nhà Liền Kề Pandora 53 Triều Khúc - Giá Rẻ Nhất

Mở bán nhà liền kề Pandora 53 Triều khúc với giá rẻ, cấp sổ đỏ chính chủ cho khách mua. Quý khách nhanh tay liên hệ để sở hữu cho mình căn nhà như mơ trong khu dân trí cao.

Phối cảnh liền kề Pandora Triều Khúc
Phối cảnh liền kề Pandora Triều Khúc

TỔNG QUAN DỰ ÁN

          Dự án biệt thự liền kề Pandora 53 Triều khúc là một dự án trọng điểm của quận Thanh Xuân trong giai đoạn hoàn thiện hạ tầng được qui hoạch của TP Hà Nội.

*Thông tin dự án:
- Tên dự án: Tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora ( Biệt thự liền kề Pandora 53 Triều Khúc).
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Liên Doanh Ô Tô Hòa Bình (VMC).
- Địa chỉ: Số 53 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Tổng diện tích xấy dựng dự án: 41,648m2
- Đất xây dựng trường học, nhà trẻ: 7,126m2
- Đất cây xanh, giao thông: 13,092m2
- Đất xây dựng nhà cao tầng: 5,329m2
- Đất xây dựng nhà ở thấp tầng: 15,802m2
- Khởi công Liền Kề Triều Khúc: tháng 06/2015 – Hoàn thành : tháng 12/2019.

*Thông tin pháp lý:
Giấy phép chứng nhận đầu tư số: 01121001723 ngày 10/06/2014 của UBND TP Hà Nội cấp.
Văn bản số : 1377/UBND-QLĐT ngày 04/11/2014 của UBND quận Thanh Xuân chấp thuận đầu tư nhà ở.
Đơn vị thiết kế: Công ty Cp Tư Vấn Đầu Tư và Thiết Kế Xây Dựng Việt Nam (CDC)
Đơn vị Tư vấn giám sát: Công ty CP Tư Vấn Công Nghệ Thiết Bị và Kiểm Định xây dựng (CONINCO)
Đơn vị thi công GĐ 1: Công ty CP LIDECO8 và  Công ty CP xây dựng  Đĩa Ốc 501.9.




 THIẾT KẾ NHÀ LIỀN KỀ PANDORA 53 TRIỀU KHÚC

Nhà kiền kề tại Pandora 53 Triều Khúc bao gồm 4 phòng ngủ, được bố trí ở các tầng 2,3. Các phòng ngủ hướng về phía trước  và phía sau, ưu điểm là view rộng, không gian thoáng đãng, đón được lượng gió, không khí và ánh nắng mặt trời tốt nhất, mang lại sức khỏe và tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình.
Không gian phòng khách

Nhà liền kề 53 Triều Khúc tiêu chuẩn được thiết kế đốc đáo, mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên và luồng gió mát cho không gian bên trong các phòng. Mặt tiền nhà ấn tượng với phong cách hiện đại cùng cách phối màu và chất liệu đầy sáng tạo

Phòng Khách Pandora Tiều Khúc
 Loại hình nhà liền kề Pandora luôn bừng sáng nhờ ánh sáng tự nhiên nhờ hệ thống cửa sổ lớn bằng kính. Không gian chung được thiết kế rộng và thân thiện phù hợp với mục đích giải trí của cả gia đình. Kiến trúc mặt tiền giúp làm nổi bật cá tính của mỗi ngôi nhà với cách thiết kệ hiện đại nhưng không kém phần sang trọng, ghi dấu ấn qua các khung cửa sổ và ban công.
Phối cảnh phòng ngủ 
Thông tin chị tiết nhà liền kề tại Pandora 53 Triều Khúc
-         Diện tích  đất từ 118m2, diện tích xây dựng gồm 2 loại 58m2/sàn và 72m2/sàn, xây 3 tầng, mặt bằng 5,5m, bao gồm: phòng khách, phòng ăn, bếp và 4 phòng ngủ, phòng học, phòng thờ hoặc sinh hoạt chung…
-         Hiện nay, tất cả nhà liền kề tại Pandora  sẽ được xây dựng ngay sau khi hợp đồng mua bán nhà được kí kết
Ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, cấp sổ đỏ vĩnh viễn


Liền Kề Pandora 53 Triều Khúc, Thành Xuân, Hà Nội

Liên hệ ngay đừng ngần ngại 24/24.

096 747 9889

Xu hướng mua biệt thự liền kề Cầu Giấy

Các khu biệt thự liền kề tại khu vực Cầu Giấy đang rất "hot" trên thị trường nhà đất bởi giá nhà tại khu vực này không cao như các khu vực khác mà vẫn có nhiều tiện ích vượt trội....

Xu hướng mua biệt thự liền kề tại khu vực Cầu Giấy

Hiện nay ngoài phân khúc căn hộ dưới 2 tỷ đồng có giao dịch tốt thì trao lưu nhà đầu tư, khách hàng “săn” biệt thự và nhà liền kề khu đô thị có giá rẻ rục rịch trở lại.

Ngoài ra trong thời gian gần đây, nhiều người đang "đổ xô" đi đặt mua biệt thự liền kề tại Cầu Giấy tại một số khu vực như Trung Yên, Thành Phố Giao Lưu, Dịch Vọng, Trần Thái Tông, Trung Hòa....Khu vực Cầu Giấy tuy không nằm tại trung tâm thủ đô nhưng có vị thế tương đối đẹp, là cửa ngõ giao thương chính giữa các tỉnh khác và Hà Nội, giao thông đông đúc, cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt, nhiều khu dân trí cao, gần các trung tâm thể thao văn hóa của Hà Nội như Sân vận động Mỹ Đình, khu liên hiệp thể thao, Trung tâm văn hóa hội nghị quốc gia....



Xu hướng mua biệt thự liền kề tại khu vực Cầu Giấy

Làm thế nào để mua được những căn hộ biệt thự liền kề "ngon - bổ - rẻ"?

Chắc hẳn nếu bạn đã từng mua bán nhà, nếu muốn mua nhà bạn cần phải liên hệ với các nhà tư vấn bất động sản để có thể mua được những căn hộ như ý mà không bị hớ giá. Bạn sẽ không phải mất công liên hệ với chủ nhà để thương thảo vì đôi khi các vị chủ nhà sẽ không tiếp bạn bởi gần như họ cũng đã làm việc với các nhà tư vấn bất động sản nên sẽ không liên hệ riêng.

Nói vậy có nghĩa bạn cần tìm kiếm một nhà tư vấn bất động sản uy tín, có nhiều kinh nghiệm để mua nhà. Tại các khu biệt thự liền kề tại Cầu Giấy, bạn chỉ cần liên hệ với Mr Lập theo số điện thoại: 0934.531.418 Với rất nhiều kinh nghiệm tư vấn bất động sản nhà đất tại nhiều khu vực của quận Cầu Giấy như các căn hộ tại Chung Cư Thành phố Giao Lưu....



Đồng Loạt tăng giá của các biệt thự liền kề tại Hà Nội

(ĐTCK) Giảm giá liên tiếp trong nhiều quý, nhà biệt thự, liền kề tại một số quận, huyện ở Hà Nội bất ngờ có dấu hiệu tăng giá trở lại.Giá tăng từ 1 - 6%

 
Đồng Loạt tăng giá của các biệt thự liền kề tại Hà Nội
Biệt thự Hà nội

Trong khoảng gần 4 năm, từ năm 2010 trở lại đây, thị trường nhà liền kề, biệt thự mất thanh khoản và giá liên tục sụt giảm. Một số doanh nghiệp có sản phẩm cần mở bán trong giai đoạn này đều hết sức khó khăn trong việc bán hàng.
Cụ thể, Tổng công ty Viglacera từng trầy trật mở bán nhiều lần và bán trong thời gian dài số lượng ít ỏi nhà liền kề, biệt thự còn lại tại Dự án Viglacera Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm. Cách đây không lâu, chủ dự án Ngôi Nhà Mới tại huyện Quốc Oai cũng làm truyền thông rầm rộ, treo banner, cờ phướn quảng cáo bán nhà biệt thự trên nhiều tuyến giao thông cả tháng trời, nhưng việc bán hàng cũng hết sức khó khăn.
Báo cáo hàng quý của các công ty nghiên cứu thị trường uy tín như Savills, CBRE trong 3 - 4 năm trở lại đây đều cho thấy, nhà liền kề, biệt thự giảm giá dần đều, dù việc giảm giá sau này đã chậm hơn. Do thị trường trầm lắng và giá giảm, nhiều doanh nghiệp có sản phẩm đủ điều kiện mở bán cũng không dám bán hàng.
Tuy nhiên, chính vì giá giảm mạnh trong thời gian dài và thị trường nhà liền kề, biệt thự tại nhiều khu vực, nhiều dự án được đánh giá đã rơi xuống đáy nên hiện nay xuất hiện thanh khoản và giá tăng nhẹ trở lại.
Theo báo cáo thị trường quý II/2014 của Savills Việt Nam, thị trường biệt thự, nhà liền kề tại các quận, huyện như: Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức, giá chào bán trên thị trường thứ cấp tăng từ 1 - 6%. Trước đó, nhà liền kề, biệt thự một số quận, huyện nêu trên liên tiếp lọt vào Top khu vực có mức giảm giá mạnh nhất.
Doanh nghiệp liên tiếp mở bán
Thị trường nhà liền kề, biệt thự được đánh giá đã xuất hiện thanh khoản, nhưng phần lớn giao dịch diễn ra ở thị trường thứ cấp.
Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy, trong quý II/2014, nguồn cung nhà liền kề, biệt thự tại Hà Nội đạt khoảng 29.400 căn từ 105 dự án. Nguồn cung sơ cấp chỉ khoảng 1.100 căn từ 16 dự án. Nhưng vậy, thị trường thứ cấp có khoảng 28.300 căn. Con số này phản ánh đúng diễn biến thị trường nhà liền kề, biệt thự, khi các giao dịch phần lớn diễn ra ở thị trường thứ cấp.
Mặc dù nguồn cung sơ cấp nhà liền kề, biệt thự chiếm tỷ trọng thấp, nhưng quý II/2014 lại ghi nhận hoạt động mở bán sôi nổi của phân khúc này.
Cụ thể, Tổng công ty Viglacera Land đã tiến hành mở bán nhà liền kề, biệt thự Dự án Lâm Viên thuộc Khu đô thị Đặng Xá II huyện Gia Lâm; Công ty TNHH Thương mại kiến thiết Miền Núi mở bán dự án khu nhà liền kề tại phố Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy; Tập đoàn Gamuda Land Việt Nam liên tiếp mở bán nhà liền kề, biệt thự Dự án Gamuda Gardens tại quận Hoàng Mai…
Thị trường cũng ghi nhận những dự án có vị trí tốt, hạ tầng hoàn thiện xuất hiện tiền chênh trong các hợp đồng mua bán. Chẳng hạn, tại Dự án Splendora ở huyện Hoài Đức, những căn biệt thự đẹp được người có nhu cầu mua với mức chênh 1 - 3 tỷ đồng/căn. Tại Dự án Ao Sào ở quận Hoàng Mai, đất liền kề hiện có mức chênh khoảng 10 triệu đồng/m2 so với thời điểm mở bán cách đây không lâu.
Toàn thị trường vẫn giảm giá
Mặc dù thanh khoản thị trường thứ cấp nhà liền kề, biệt thự tại một số quận, huyện được cải thiện, thậm chí tại những dự án hoàn thiện, có hạ tầng tốt, giá chào bán bất ngờ tăng, nhưng tính chung toàn Hà Nội, giá vẫn trong xu hướng giảm.
Báo cáo của CBRE mới đây cho thấy, giá chào bán nhà liền kề, biệt thự trên thị trường thứ cấp toàn Hà Nội trong quý II giảm khoảng 1,4%. Tuy nhiên, Savills Việt Nam đánh giá, mức giảm chỉ là 0,4% cho biệt thự và 0,3% cho nhà liền kề. Theo Savills, do nhà liền kề, biệt thự tại Hà Nội giảm giá liên tiếp, giảm trong thời gian dài nên ngày càng phù hợp với túi tiền của người mua. Thực tế này gây áp lực không nhỏ tới thị trường căn hộ Hà Nội hiện nay. 

Xem thêm: 

Biệt thự 214 Hạ Đình Nguyễn Xiển

Chưa một doanh nghiệp BĐS nào được vay gói 50.000 tỉ đồng

Chưa một doanh nghiệp BĐS nào được vay gói 50.000 tỉ đồng

Chưa một doanh nghiệp BĐS nào được vay gói 50.000 tỉ đồng

Hơn 4 tháng sau khi gói tín dụng 50.000 tỉ đồng theo mô hình liên kết 4 nhà do Ngân hàng TMCP Xây dựng và Tập đoàn Thiên Thanh khởi xướng, đến nay chưa một doanh nghiệp bất động sản nào vay được vốn
Tại buổi ký kết hợp tác giữa Ngân hàng (NH) TMCP Xây dựng (VNCB) và NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cuối tuần qua, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Phó Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Phước Thanh cho rằng ngay từ đầu, gói 50.000 tỉ đồng chưa được hiểu đúng.
“Đây chỉ là tên gọi, còn thực chất là mô hình liên kết 4 nhà với sự tham gia của nhiều NH thương mại. Nếu Tập đoàn Thiên Thanh không tham gia, các NH khác vẫn triển khai bình thường. Trước đây, NH cho vay thông thường, nay cho vay theo kiểu liên kết các đơn vị để tăng hiệu quả” - ông Thanh nói.
Doanh nghiệp thất vọng
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Xây dựng Lê Thành (TP HCM), cho biết do muốn thăm dò nguồn vốn cho dự án Lê Thành Tân Tạo mà doanh nghiệp (DN) đang thực hiện nên ông đã tìm đến gói 50.000 tỉ đồng của VNCB.
Đại diện NH cho biết DN chỉ được vay thời gian dưới 12 tháng theo cách thức phải thế chấp tài sản bảo đảm cho NH và người đứng tên trên hồ sơ vay vốn không phải Lê Thành mà là… Tập đoàn Thiên Thanh! Sau đó, tùy tiến độ dự án, Tập đoàn Thiên Thanh sẽ cung cấp vật liệu xây dựng.
“Lê Thành thế chấp bằng tài sản bảo đảm của công ty nhưng mục đích lại nhằm bảo đảm cho khoản vay của Tập đoàn Thiên Thanh, rồi mỗi lần cần vật liệu xây dựng, Lê Thành mới được Tập đoàn Thiên Thanh bán lại…
Vậy là mỗi tháng, DN chúng tôi phải trả lãi cho khoản vay đứng tên người khác, rồi khi bán vật liệu xây dựng xong, Thiên Thanh lại tiếp tục được hưởng chênh lệch. Chưa kể vay đầu tư dự án mà thời gian chỉ 12 tháng thì làm sao thực hiện được. Nghe xong điều kiện đặt ra, chúng tôi buộc phải bỏ ý định vay vốn” - ông Nghĩa cho biết.
Theo lãnh đạo Công ty Lê Thành, nếu mục đích thật sự của gói 50.000 tỉ đồng là nhằm hỗ trợ DN, thị trường bất động sản (BĐS) theo mô hình liên kết 4 nhà để đưa vốn đúng mục đích và kiểm soát dòng vốn là quá tốt. Nhưng nếu chỉ là một hình thức quảng cáo và không có lợi cho DN thì sẽ khó khả thi.
Chưa một doanh nghiệp BĐS nào được vay gói 50.000 tỉ đồng - 1
Giữa tháng 5-2014, Ngân hàng Xây dựng và Tập đoàn Thiên Thanh tổ chức công bố chuỗi liên kết tài trợ xây nhà ở trả chậm bằng gói tín dụng 50.000 tỉ đồng tại TP HCM Ảnh: LINH ANH

Khi được hỏi về gói 50.000 tỉ đồng, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám Đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, nói: “Sau 2 tháng chờ đợi thông tin, kết quả việc hỏi vay gói tín dụng này không thành công, tôi đành bán lại dự án cho một DN khác do không còn vốn để xây tiếp”.
Trước đó, ngay khi chương trình cho vay 50.000 tỉ đồng được công bố, ông Đực kỳ vọng dự án Thái An (quận Gò Vấp, TP HCM) của DN sẽ “sống lại” sau hơn 6 tháng “trùm mền” vì không có vốn triển khai. Sau khi ký kết xong với VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh và các đơn vị (ngày 17-4-2014 tại Hà Nội), ông nhiều lần liên hệ với VNCB hỏi về khoản vay nhưng không nhận được câu trả lời.
Chưa kể, mọi thông tin về lãi suất cho vay, tiến độ giải ngân, đơn vị nào cung ứng vật liệu xây dựng… đều mơ hồ. “Gói 50.000 tỉ đồng trở thành ẩn số và không như kỳ vọng ban đầu của DN” - ông Đực nói.
Chỉ là mô hình cho vay có tên gọi mới!
Khoảng cuối tháng 3-2014, Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB gây chú ý bằng việc công bố chương trình tín dụng 50.000 tỉ đồng cho vay thương mại và sản xuất theo mô hình liên kết 4 nhà (chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung ứng vật liệu xây dựng và NH) để tháo gỡ khó khăn cho thị trường vật liệu xây dựng, BĐS.
Tại buổi họp báo tổ chức ngày 25-3, lãnh đạo NH Nhà nước cho biết cùng với 8 NH khác, trong đó VNCB làm đầu mối, sẽ tham gia ký kết gói tín dụng 50.000 tỉ đồng nhằm giúp DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn, đưa vốn đúng địa chỉ.
Về lãi suất cho vay sẽ như lãi suất thông thường, không thấp hơn và mọi điều khoản như các khoản tín dụng thông thường khác bởi đây không phải gói tín dụng do ngân sách nhà nước bỏ ra hoặc được ưu đãi  lãi suất như gói 30.000 tỉ đồng.
Đến ngày 17-4, hội nghị khách hàng để giới thiệu mô hình tín dụng này tiếp tục được VNCB tổ chức tại Hà Nội. Tại đây, các NH thương mại và DN có tham gia đã ký kết hợp tác. Tuy nhiên, như lời ông Nguyễn Văn Đực, hơn 2 tháng sau lễ ký kết, gói tín dụng vẫn “bặt vô âm tín”.
Một lãnh đạo NH thương mại cổ phần có tên trong danh sách ký kết hợp tác thừa nhận sau khi ký kết xong, đến nay các thông tin về việc những NH tham gia có lợi ích gì về lãi suất, tăng trưởng tín dụng, đối tượng được vay gói này ra sao… đều chưa rõ và mang tính chất quảng bá nhiều hơn.
Đề cập vấn đề này, Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh cho rằng “gói tín dụng 50.000 tỉ đồng” thực chất chỉ là cách gọi mới, còn các khoản tín dụng cho DN BĐS và thị trường lâu nay vẫn có và NH sẵn sàng giải ngân khi khách hàng đáp ứng được điều kiện vay.
Nhưng trong gói này, Tập đoàn Thiên Thanh đứng ra là nhà tổ chức với vai trò tạo lập sàn cung ứng vật liệu xây dựng bán cho các DN BĐS. “Nay nếu Thiên Thanh không tham gia được, các NH vẫn cho vay theo mô hình này bình thường. Hiệu quả là từ mô hình liên kết 4 nhà hiện có rất nhiều NH thương mại tham gia bởi DN quan hệ với nhiều NH chứ không chỉ có VNCB” - ông Thanh nói.
Chưa ai được vay
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM Lê Hoàng Châu cho biết chưa có DN nào trong hiệp hội vay được vốn từ gói tín dụng 50.000 tỉ đồng. Thậm chí, có DN hỏi vay nhưng tất cả đều phải “qua cửa” của Tập đoàn Thiên Thanh nên rất rủi ro cho DN nếu vật liệu xây dựng đội giá bán… “Mô hình chuỗi liên kết 4 nhà để sử dụng đồng vốn hiệu quả, đúng mục đích và hỗ trợ DN BĐS vượt qua khó khăn là rất đáng hoan nghênh. Nhưng nếu hiệu quả này giúp lợi nhuận của nhà tổ chức tăng lên thay vì hiệu quả chuyển sang việc giảm giá thành sản phẩm thì tôi không ủng hộ” - ông Châu nói.

 (Người lao động)

Phố Wall Hà Nội

Chủ dự án “Phố Wall Hà Nội” đã đầu tư gì ở Việt Nam?

Global Sphere đang lên kế hoạch xây dựng dự án “Phố Wall Hà Nội” với tổng giá trị lên tới 30 tỷ USD...

Phố Wall Hà Nội - Biệt thự liền kề Cầu Giấy

 Chủ dự án “Phố Wall Hà Nội” đã đầu tư gì ở Việt Nam?
Lễ ký kết hợp đồng hợp tác giữa Global Sphere, Công ty Hanel với Emirates Gate Investment
Tập đoàn Global Sphere đến từ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang lên kế hoạch xây dựng dự án “Phố Wall Hà Nội” nằm cách sân bay Nội Bài 4 km, với tổng giá trị lên tới 30 tỷ USD.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Global Sphere, Abdullah Al Sayegh, cho biết dự án sẽ là cánh cổng để nhiều công ty khác của UAE vào Việt Nam. Được thành lập hơn 10 năm trước ở Dubai, Global Sphere đã hợp tác cùng nhiều công ty châu Âu và châu Mỹ tổ chức vốn cho những dự án lớn của các hãng thương mại hoặc chính phủ, để thực hiện những siêu dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như hạ tầng, dầu lửa.
Người đứng đầu tập đoàn Global Sphere cho biết, ngoài thế giới Arab, họ cũng đang đẩy mạnh việc kinh doanh của tập đoàn sang các thị trường ít phát triển hơn tại các lục địa như châu Á và châu Phi. Global Sphere tham gia vào các dự án với vai trò là một đối tác, cấp vốn lên tới 80% - 100% tổng mức giá trị của dự án. Lợi nhuận sẽ được chia tùy vào thỏa thuận giữa tập đoàn này với các bên có liên quan.
Tại Việt Nam, theo lời ông Al Sayegh, “Phố Wall Hà Nội” sẽ là dự án kinh doanh đầu tiên của tập đoàn này ở đây. Tuy nhiên, trước đó, công ty này đã tham gia vào nhiều hợp đồng cùng với các đối tác khác ở Việt Nam, trong đó có nhiều hạng mục đang được thực hiện. Hầu hết những dự án được Global Sphere đổ vốn có liên quan tới hạ tầng như xây dựng đường sá, các giải pháp về điện tử, công nghệ.
Gần đây nhất, hôm 7/1, tại Khu công nghiệp Phong Điền, Thừa Thiên Huế, đã diễn ra lễ khởi công dự án Tổ hợp nhà máy pin mặt trời đầu tiên tại tỉnh này. Dự án được xây dựng trên diện tích 15 ha với tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu tiên là 300 triệu USD, do Công ty Cổ phần Đầu tư chuyển giao Worldtech liên doanh, hợp tác với Global Sphere nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, hiện đại của thế giới.
Dự án có công suất 60 MWp/năm, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 5/2015. Nguồn nguyên liệu chính để phục vụ sản xuất là 250 ha cát trắng sẵn có tại địa phương. Sản phẩm chính sẽ gồm pin năng lượng mặt trời, kính OTC, kính xây dựng và các loại thủy tinh màu cao cấp. 90% số sản phẩm làm ra sẽ được bao tiêu xuất khẩu sang các nước trên thế giới và 10% còn lại sẽ tiêu thụ trong nước.
Trước đó, hôm 5/10/2012, Công ty Cổ phần khoáng sản - xi măng Hoàng Sơn (Thanh Hóa) đã ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Sơn với tập đoàn Global Sphere, với tổng vốn đầu tư xây dựng là 200 triệu USD. Nhà máy xi măng Hoàng Sơn có tổng diện tích 43,8 ha nằm trên địa bàn 3 xã Hoàng Sơn, Trung Chính, Tân Phúc của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Dây chuyền sản xuất xi măng của nhà máy có thiết kế công suất 4.000 tấn clanke/ngày, tương đương với 1,4 triệu tấn xi măng mỗi năm. Trong đó Global Sphere sẽ hợp đồng bao tiêu 1 triệu tấn xi măng/năm. Nhà máy sẽ sử dụng công nghệ, thiết bị của Đức và Trung Quốc, sản xuất theo phương pháp khô, công nghệ lò quay. Dự kiến, khi chính thức đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo việc làm cho khoảng 400 lao động.
Cũng trong năm ngoái, hôm 28/6, Global Sphere cùng tập đoàn Emirates Gate Investment và Công ty TNHH MTV Hanel ký hợp đồng nguyên tắc, đầu tư xây dựng, khai thác 4 dự án quan trọng của Hanel, gồm: Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, Điểm thông quan nội địa Tp. Hà Nội, Tòa tháp thương mại điện tử và văn phòng Hanel, Đường nối tỉnh lộ 282 - cầu vượt sông Đuống đến quốc lộ 18 - tỉnh Bắc Ninh.

Theo nguồn tin của Hanel, thời gian hoạt động là 25 năm với tổng vốn đầu tư 785 triệu USD. Hanel cho rằng, lễ ký kết này là một bước hiện thực hóa các ý tưởng hợp tác kinh doanh được lãnh đạo các bên ấp ủ lâu nay.

MỨC GIÁ BIỆT THỰ LIỀN KỀ CẦU GIẤY ĐẦU NĂM 2014

Q.Cầu Giấy có mức chào giá nhà biệt thự, liền kề cao nhất


 (Theo Savills) Trong quý 1 vừa qua, ở phân khúc nhà biệt thự, liền kề, Q. Cầu Giấy tiếp tục có giá chào trung bình cao nhất, ở mức 150 triệu đồng/m², theo sau là Từ Liêm và Tây Hồ với mức giá trong khoảng 91-104 triệu đồng/m².
MỨC GIÁ BIỆT THỰ LIỀN KỀ Q.CẦU GIẤY ĐẦU NĂM 2014
Biệt Thự Cầu Giấy

Thị trường nhà biệt thự, liền kề Hà Nội trong các khu đô thị hiện có 128 dự án, cung cấp 42.700 căn. Khoảng 30.600 căn từ 103 dự án được chào bán dưới dạng hợp đồng mua bán (HĐMB), nguồn cung còn lại đến từ các dự án dạng hợp đồng góp vốn (HĐGV).

Hà Đông, Hoài Đức và Mê Linh là những quận cung cấp chính cho thị trường, chiếm 62% tổng nguồn cung. Nguồn cung dưới dạng HĐMB tiếp nhận thêm khoảng 30 căn biệt thự mới từ quận Long Biên trong quý 1/2014. Thị trường không ghi nhận thêm nguồn cung mới dưới dạng HĐGV.

Thực tế, hoạt động thị trường vẫn trầm lắng trong quý này. So với quý trước, giá chào bình quân của toàn thị trường giảm 3% cho hạng mục biệt thự và 2% đối với hạng mục nhà liền kề. Mức giảm giá rõ nhất đối với biệt thự là ở quận Tây Hồ, giảm 6% theo quý và quận Hai Bà Trưng, giảm 5% theo quý. Với hạng mục liền kề, Hà Đông và Hoài Đức có mức giảm cao nhất, 4% theo quý ở mỗi quận.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2013, dân số Hà Nội vào khoảng 7,15 triệu người, tăng 2,7% theo năm; dân số thành thị Hà Nội tăng 4,4%, ở mức 3,09 triệu người. Đây là cơ hội cho thị trường nhà ở để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, theo Nghị định 11/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV (hiệu lực từ ngày 5/1/2014) cho phép chủ đầu tư bán đất nền phân lô đã được đầu tư xây dựng hạ tầng mà không cần thiết phải xây thô. Điều này có thể làm tăng tính thanh khoản cho thị trường trong tương lai.
Mặt khác, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi nới lỏng điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài được sở hữu BĐS ở Việt Nam. Khi đề xuất này được thông qua, nhu cầu với biệt thự/ nhà liền kề có thể sẽ tăng lên.

Nguồn cung tương lai thị trường biệt thự, nhà liền kề ước tính đến từ 86 dự án với tổng diện tích khoảng 11.500 ha, nằm rải rác tại 15 quận, huyện. Các dự án Hanoi West Gate, Alaska Garden City, The Premier và khu đô thị mới Tây Mỗ đã được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cho nhà đầu tư mới. Với sự chuyển nhượng này, tiến độ phát triển dự án và bán nhà tại các dự án này có thể sẽ được cải thiện trong tương lai.
(Hà Nội Mới)



Nội thất xa xỉ dát vàng của biệt thự Cầu Giấy


Mặc dù tòa lâu đài hàng chục tỷ của đại gia buôn sắt ở Cầu Giấy vẫn còn đang trong giai đoạn thi công, song phần nội thất sang trọng bên trong tòa lâu đài đã dần được hé lộ.

Tại trang web của đơn vị thi công hoàn thiện tòa lâu đài của gia đình ông Nguyễn Quốc Thanh đã đăng tải một số hình ảnh thiết kế bên trong của lâu đài
Nội thất xa xỉ của biệt thự dát vàng ở Cầu Giấy

Nội thất sang trọng trong tòa lâu đài hàng chục tỷ tại Cầu Giấy


Phòng khách, phòng ngủ và không gian bếp được thiết kế theo phong cách Pháp với nội thất hiện đại và sang trọng

Theo những người dân sống gần đó, tòa lâu đài của ông Thanh có giá trị cả 100 tỉ đồng
Khu nhà bếp sang trọng

Được biết, để có thể xây dựng tòa lâu đài này, ông Thanh đã phải bỏ ra một số tiền lớn để mua đất của 5 hộ dân xung quanh
Ngoài ra, vị đại gia sắt thép còn chi hơn 4 tỉ để làm 6 chú gà dát vàng. Và gần 5 tỉ để làm toàn bộ cửa gỗ
Ông Thanh hiện đang sở hữu một cơ sở kinh doanh sắt thép trên phố Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy - Hà Nội)

Theo Soha.vn

Biệt thự liền kề Hà Nội: Tăng giá mạnh các khu biệt thự liền kề đẹp?

biệt thự nhà liền kề:

    So với giá nhà biệt thự, liền kề đang sụt giảm chung tại thị trường Hà Nội thì các khu vực Q.Cầu Giấy, Q.Từ Liêm, Q.Hà Đông, Hoài Đức đang nhích giá.
Biệt thự liền kề Hà Nội: Tăng giá mạnh các khu biệt thự liền kề đẹp?
Liền kề quận Cầu Giấy

Biệt thự, nhà liền kề tại các quận, huyện như: Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức, giá chào bán trên thị trường thứ cấp tăng từ 1 - 6%

Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy, trong quý II năm 2014, nguồn cung nhà liền kề, biệt thự tại Hà Nội đạt khoảng 29400 căn từ 105 dự án. Nguồn cung sơ cấp chỉ khoảng 1100 căn từ 16 dự án. Nhưng vậy, thị trường thứ cấp có khoảng 28.300 căn. Con số này phản ánh đúng diễn biến thị trường nhà liền kề, biệt thự, khi các giao dịch phần lớn diễn ra ở thị trường thứ cấp.

Cũng theo nhận của công ty nghiên cứu khảo sát thị trường này thì biệt thự liền kề Cầu Giấy tăng khoảng 8%, nhà liền kề biệt thự tại các huyện như: Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức, giá chào bán trên thị trường thứ cấp tăng từ 1 - 6%. Trước đó, nhà liền kề, biệt thự một số quận, huyện nêu trên liên tiếp lọt vào Top khu vực có mức giảm giá mạnh nhất.

Xem thêm Biệt thự 214 Hạ Đình

Mặc dù nguồn cung sơ cấp nhà liền kề, biệt thự chiếm tỷ trọng thấp, nhưng quý II/2014 lại ghi nhận hoạt động mở bán sôi nổi của phân khúc này.

Thị trường cũng ghi nhận những dự án có vị trí tốt, hạ tầng hoàn thiện xuất hiện tiền chênh trong các hợp đồng mua bán. Chẳng hạn, tại Dự án Splendora ở huyện Hoài Đức, những căn biệt thự đẹp được người có nhu cầu mua với mức chênh 1 - 3 tỷ đồng/căn. Đây là điểm bất ngờ so với cách đây hơn một năm, tại dự án này liên tục dính vào kiện cáo của các nhà đầu tư khiến giá biệt thự liền kề của dự án này giảm giá mạnh.

Ngoài ra một vài dự án khác vẫn giữ được mức chênh từ quý 1 như dự án Ao Sào ở quận Hoàng Mai. Tại đây, đất liền kề hiện có mức chênh khoảng 10 triệu đồng/m2 so với thời điểm mở bán cách đây không lâu.

(Kênh truyền thông BĐS Việt Nam)




NGÂN HÀNG CÓ NỢ XẤU KHỦNG NHẤT

Ngân hàng nào có nợ xấu “khủng” nhất?

NGÂN HÀNG CÓ NỢ XẤU KHỦNG NHẤT
Ngân Hàng có nợ xấu khủng

Sau một thời gian cố gắng kìm giữ, đã có những con số “kỷ lục” nợ xấu của hệ thống ngân hàng được thiết lập trong nửa đầu năm 2014.
Tới giữa tháng 8, hầu hết các ngân hàng đã lần lượt công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014. Bên cạnh những con số về doanh thu, lợi nhuận thì tình hình chung, các nhà băng đang phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu tăng lên chóng mặt trong bảng cân đối tài chính của mình.
Ông lớn gia nhập “câu lạc bộ nợ xấu trên 3%”
Ngày càng nhiều ngân hàng được “điểm tên” trong bảng danh sách “câu lạc bộ ngân hàng nợ xấu trên 3%”. Thậm chí, đã có nhà băng tỷ lệ nợ xấu lên tới trên 5%.
Ngân hàng nào có nợ xấu “khủng” nhất?
Là một trong những ngân hàng lớn nhất nước, nhưng Vietcombank cũng đã chính thức gia nhập “câu lạc bộ nợ xấu 3%”, khi theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2014 thì hiện ngân hàng có hơn 9.000 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 3,09% tổng dư nợ. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là 4.765 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Cũng có tỷ lệ nợ xấu lên tới 4%, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 vừa công bố cho thấy, tổng nợ quá hạn của SHB gầ 7.470 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm, chiếm 8,2% tổng dư nợ cho vay. Số cho vay được khoanh lại và chờ xử lý đạt hơn 1.200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đến hết tháng 6/2014 của SHB ở mức 4%. Một ngân hàng lớn khác cũng khiến khá nhiều nhà đầu tư thất vọng khi nợ xấu tăng nhanh, hơn 1% chỉ trong vòng 6 tháng là Eximbank. Báo cáo tài chính quý 2 của đơn vị này cho thấy, tín dụng giảm 3,7%, tiền gửi của khách hàng giảm 3% và tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,94% so với mức 1,98%.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2014 mới công bố, tỷ lệ nợ xấu của Ocean Bank tăng từ 3,99% cuối năm 2013 lên 5,2% vào tháng 6 năm nay. Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng, nợ xấu của Ocean Bank đã tăng thêm 1,3%. Cũng chính lẽ đó đã buộc ngân hàng phải tăng mạnh chi phí dự phòng, từ âm 12,6 tỷ đồng năm 2013 đã “vọt” lên 165,4 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế (đã trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) chỉ đạt 17,2 tỷ đồng, giảm gần 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc buộc phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản vay nợ khiến lợi nhuận sụt giảm đang là “tình cảnh chung” của hầu hết các nhà băng lớn, nhỏ trong hệ thống ngân hàng. Ngân hàng ACB cũng lâm vào tình cảnh tương tự.
Tính tới hết quý 2/2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB cũng “vọt” lên tới 3,6%, tương đương 4.037 tỷ đồng. Riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 23,3% so với đầu năm, lên mức 2.616 tỷ đồng. Nợ nhóm 2 – nợ cần chú ý cũng tăng 22% so với hồi đầu năm.
Vậy nên, dù đạt lợi nhuận 1.309 tỷ đồng nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB tăng thêm 124%, tương đương 320 tỷ đồng, đã khiến ngân hàng giảm lợi nhuận sau thuế tới 20%, còn 573,3 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Con số nợ xấu chung 6 tháng đầu năm chưa được Ngân hàng Nhà nước công bố, song chắc chắn tỷ lệ nợ tăng lên chóng mặt chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới bức tranh nợ xấu chung của toàn hệ thống.
Không ngạc nhiên về hiện tượng các ngân hàng lần lượt kéo nhau gia nhập “câu lạc bộ nợ xấu 3%” trong nửa đầu năm 2014, trò chuyện với PV Infonet, một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng còn nói, “điều  này đã được ông dự báo từ lâu khi nhìn vào sức khỏe của toàn hệ thống ngân hàng thời gian qua. Và bây giờ chỉ là thời điểm chín muồi để “ung nhọt phát tác” mà thôi.
Vị chuyên gia đưa ra 4 nguyên nhân dẫn giải làm căn cứ cho lập luận của mình.
Thứ nhất, các khoản nợ xấu thực chất vẫn – đã tồn tại trong bảng cân đối của các ngân hàng từ trước đó, nhưng do cách hạch toán trước đây thì ngân hàng có thể tái cơ cấu lại nợ, đảo nợ để giảm tỷ lệ này xuống. Tuy nhiên, khi Thông tư 09 được áp dụng từ 1/6 dù có một số quy định được hoãn lại tới sang năm, với quy định khắt khe đã khiến nợ xấu tăng lên và trở về đúng giá trị thực trong bảng cân đối tài chính của các ngân hàng.
Thứ 2, tín dụng mới khó khăn ngay từ đầu năm. Tăng trưởng tín dụng, số tuyệt đối nợ xấu cao thì khó giảm được tỷ lệ nợ xuống.
Thứ 3, vài chục ngàn tỷ được các ngân hàng bán lại nợ cho VAMC nhưng chỉ là một phần rất nhỏ tổng số nợ của hệ thống ngân hàng mà thôi. Nên khi tăng trưởng tín dụng và nợ xấu không được giải quyết rốt ráo thì nợ xấu tăng.
Thứ 4, kinh tế trì trệ, tổng cầu yếu, doanh nghiệp khó phục hồi khả năng khả nợ.
“Ông chủ” nhà băng có ngồi trên đống lửa?
Nợ xấu tăng nhanh trong hệ thống ngân hàng đương nhiên khiến nhiều người nghi ngại. Và lo sợ nhất cũng đương nhiên là các ông chủ nhà băng. Thế nhưng, trái với sự lo lắng quá nhiều khi nợ xấu tăng với tỷ lệ chóng mặt, thì hai trong số các nhà băng có tỷ lệ nợ xấu lớn khi trao đổi với Infonet đều tỏ thái độ lạc quan.
Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB nhìn nhận, sở dĩ nợ xấu trong nửa đầu năm nay tăng là bởi tổng cầu yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày một nhiều khiến họ không dám vay và ngân hàng cũng không dám cho vay vì lo sợ gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, dù Thông tư 09 dù mới có hiệu lực từ 1/6/2014, nhưng với những quy định siết chặt đã ảnh hưởng phần nào với việc “chuyển nhóm nợ” của các ngân hàng.
“Việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ là việc làm thường xuyên của ngân hàng. ACB có kế hoạch giảm bớt số nợ xấu, gồm nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi món nợ có tài sản đảm bảo, đối tượng khách vay... cụ thể, nên cách xử lý từng món nợ là khác nhau”- ông Toại nói.
Còn lý giải nguyên nhân nợ xấu “tăng vọt” trong nửa đầu năm 2014 với Infonet, đại diện Ocean Bank phân trần, OceanBank không có nợ xấu mới phát sinh trong nửa đầu năm 2014, mà đều là nợ chuyển nhóm khi ngân hàng áp dụng theo Thông tư 09 về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro từ ngày 1/6/2014 của NHNN.
“Không chỉ Ocean Bank có tỷ lệ nợ xấu cao mà ngay cả những thành viên khác trong hệ thống ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất thấp những năm qua, thì nay cũng không tránh khỏi xu hướng chung” – đại diện Ocean Bank cho hay.
Có lẽ vì là “xu thế chung không thể tránh khỏi” nên sếp một vài nhà băng “tự tin sẽ giải quyết được”.
Nói với Infonet, Phó tổng giám đốc ACB cũng khẳng định, tỷ lệ nợ xấu của ACB trong nửa cuối năm 2014 chắc chắn sẽ giảm xuống dưới mức 3%. Nhiệm vụ này, theo ông Toại là “khó nhưng hoàn toàn khả thi”, bởi khi khả năng hấp thu vốn nền kinh tế khó khăn, thay vì mở rộng tín dụng thì ngân hàng phải quay sang xử lý các khoản nợ khó đòi. Dù ở “đầu” nào cũng đem lại mặt “lợi” cho ngân hàng. Chưa kể, nếu không thu hồi nợ và để tỷ lệ bị đẩy lên quá cao các ngân hàng sẽ phải lĩnh “chế tài phạt” từ Ngân hàng Nhà nước, và đây là điều mà không nhà băng nào muốn “dính” phải.
“Toàn hệ thống ACB đang dồn tổng lực, bằng mọi cách để kìm giữ và giảm tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát. Riêng tới cuối năm nay chắc chắn tỷ lệ nợ của ACB sẽ giảm xuống dưới 3%”- ông Nguyễn Thanh Toại nói với Infonet.

Cũng theo vị chuyên gia trên, điều ông lo ngại là các ngân hàng sẽ "gánh đỡ" ra sao với bức tranh nợ xấu ngày càng xấu đi? Bởi theo lộ trình Thông tư 09, đến 1/1/2015, các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ kết quả xếp hạng của Trung tâm Thông tin tín dụng. Cùng với việc ngừng tái cơ cấu nợ mà không phải chuyển nhóm từ 1/4/2015, nợ xấu sẽ lộ diện rõ ràng và sát thực hơn nữa.