Nội thất xa xỉ dát vàng của biệt thự Cầu Giấy


Mặc dù tòa lâu đài hàng chục tỷ của đại gia buôn sắt ở Cầu Giấy vẫn còn đang trong giai đoạn thi công, song phần nội thất sang trọng bên trong tòa lâu đài đã dần được hé lộ.

Tại trang web của đơn vị thi công hoàn thiện tòa lâu đài của gia đình ông Nguyễn Quốc Thanh đã đăng tải một số hình ảnh thiết kế bên trong của lâu đài
Nội thất xa xỉ của biệt thự dát vàng ở Cầu Giấy

Nội thất sang trọng trong tòa lâu đài hàng chục tỷ tại Cầu Giấy


Phòng khách, phòng ngủ và không gian bếp được thiết kế theo phong cách Pháp với nội thất hiện đại và sang trọng

Theo những người dân sống gần đó, tòa lâu đài của ông Thanh có giá trị cả 100 tỉ đồng
Khu nhà bếp sang trọng

Được biết, để có thể xây dựng tòa lâu đài này, ông Thanh đã phải bỏ ra một số tiền lớn để mua đất của 5 hộ dân xung quanh
Ngoài ra, vị đại gia sắt thép còn chi hơn 4 tỉ để làm 6 chú gà dát vàng. Và gần 5 tỉ để làm toàn bộ cửa gỗ
Ông Thanh hiện đang sở hữu một cơ sở kinh doanh sắt thép trên phố Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy - Hà Nội)

Theo Soha.vn

Biệt thự liền kề Hà Nội: Tăng giá mạnh các khu biệt thự liền kề đẹp?

biệt thự nhà liền kề:

    So với giá nhà biệt thự, liền kề đang sụt giảm chung tại thị trường Hà Nội thì các khu vực Q.Cầu Giấy, Q.Từ Liêm, Q.Hà Đông, Hoài Đức đang nhích giá.
Biệt thự liền kề Hà Nội: Tăng giá mạnh các khu biệt thự liền kề đẹp?
Liền kề quận Cầu Giấy

Biệt thự, nhà liền kề tại các quận, huyện như: Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức, giá chào bán trên thị trường thứ cấp tăng từ 1 - 6%

Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy, trong quý II năm 2014, nguồn cung nhà liền kề, biệt thự tại Hà Nội đạt khoảng 29400 căn từ 105 dự án. Nguồn cung sơ cấp chỉ khoảng 1100 căn từ 16 dự án. Nhưng vậy, thị trường thứ cấp có khoảng 28.300 căn. Con số này phản ánh đúng diễn biến thị trường nhà liền kề, biệt thự, khi các giao dịch phần lớn diễn ra ở thị trường thứ cấp.

Cũng theo nhận của công ty nghiên cứu khảo sát thị trường này thì biệt thự liền kề Cầu Giấy tăng khoảng 8%, nhà liền kề biệt thự tại các huyện như: Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức, giá chào bán trên thị trường thứ cấp tăng từ 1 - 6%. Trước đó, nhà liền kề, biệt thự một số quận, huyện nêu trên liên tiếp lọt vào Top khu vực có mức giảm giá mạnh nhất.

Xem thêm Biệt thự 214 Hạ Đình

Mặc dù nguồn cung sơ cấp nhà liền kề, biệt thự chiếm tỷ trọng thấp, nhưng quý II/2014 lại ghi nhận hoạt động mở bán sôi nổi của phân khúc này.

Thị trường cũng ghi nhận những dự án có vị trí tốt, hạ tầng hoàn thiện xuất hiện tiền chênh trong các hợp đồng mua bán. Chẳng hạn, tại Dự án Splendora ở huyện Hoài Đức, những căn biệt thự đẹp được người có nhu cầu mua với mức chênh 1 - 3 tỷ đồng/căn. Đây là điểm bất ngờ so với cách đây hơn một năm, tại dự án này liên tục dính vào kiện cáo của các nhà đầu tư khiến giá biệt thự liền kề của dự án này giảm giá mạnh.

Ngoài ra một vài dự án khác vẫn giữ được mức chênh từ quý 1 như dự án Ao Sào ở quận Hoàng Mai. Tại đây, đất liền kề hiện có mức chênh khoảng 10 triệu đồng/m2 so với thời điểm mở bán cách đây không lâu.

(Kênh truyền thông BĐS Việt Nam)




Nhà Liền Kề Hạ Đình

Khu nhà liền kề Hạ Đình

VỀ VIỆC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN CẦU GIẤY

Hà Nội: Công bố quy hoạch sử dụng đất Q. Cầu Giấy


Q.Cầu Giấy đã công bố quy hoạch sử dụng đất đến 2020, trong đó có kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Hà Nội: Công bố quy hoạch sử dụng đất Q. Cầu Giấy
VỀ VIỆC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN CẦU GIẤY
Quy hoạch Quận Cầu Giấy

Dự kiến đến năm 2020 quận Cầu Giấy sẽ không còn đất nông nghiệp.
Năm 2010, Q.Cầu Giấy có 55,87ha đất nông nghiệp; 1.146,49ha đất phi nông nghiệp và 0,62ha đất chưa sử dụng.
Theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu phân theo từng năm của quận gồm đất nông nghiệp năm 2011 có 55,87ha; năm 2012 có 54,16ha; năm 2013 có 29,60ha; năm 2014 có 22,67ha; 2015 còn 16,10ha; đất phi nông nghiệp năm 2011 có tổng số 1.146,49ha đến năm 2015 còn 1.186,79ha; đất đô thị năm 211 có 1.202,98ha, năm 2015 có 1.202,98ha.
Việc công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu của quận để các cơ quan, tổ chức công dân được biết, thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất đai cho phát triển các ngành, các lĩnh vực.
Về phân bố chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất các phường đến năm 2020, quận có tổng diện tích đất tự nhiên 1.202 ha và được phân bổ theo 8 phường, trong đó, đất nông nghiệp quy hoạch đến năm 2020 còn 0 ha; đất phi nông nghiệp có diện tích 1.202,98 ha.

(Theo báo Xây Dựng)



HOÀN THÀNH QUY HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG QUẬN CẦU GIẤY

Quận Cầu Giấy cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng 12 dự án trọng điểm


(Quận Cầu Giấy hoàn thành GPMB 8 dự án với diện tích thu hồi 2,9ha; cơ bản hoàn thành GPMB 4 dự án với diện tích thu hồi khoảng 5,23ha.)
HOÀN THÀNH QUY HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG QUẬN CẦU GIẤY
Giải phóng mặt bằng Cầu Giấy
Chiều 22-10, tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trần Việt Hà cho biết, từ đầu năm đến nay, quận đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác GPMB các dự án trên địa bàn, nhất là các dự án trọng điểm.

Bên cạnh đó, UBND quận tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các phường rà soát đến từng tổ dân phố, từng gia đình việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (QSHNƠ), quyền sử dụng đất ở (QSDĐ)... Theo đó, trong 9 tháng đầu năm đã cấp được 2.655 giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNƠ và tài sản gắn liền với đất (đạt 120,7% kế hoạch đề ra).

Ngoài ra, UBND quận chỉ đạo phòng quản lý đô thị, lực lượng thanh tra xây dựng quận và UBND các phường phối hợp thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trong khi chờ thành phố kiện toàn xong đề án về hoạt động của lực lượng thanh tra xây dựng (theo Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ) đồng thời tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng, với kết quả từ đầu năm đến nay đã cấp giấy phép xây dựng cho hơn 430 hồ sơ, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 121.200m2, gia hạn giấy phép xây dựng 5 hồ sơ.

Ông Trần Việt Hà cho biết thêm, về xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo theo Quyết định 15/2011/QĐ-UBND ngày 6-5-2011 của UBND thành phố, đến thời điểm này, UBND quận Cầu Giấy tiếp tục triển khai thực hiện thu hồi 9 trường hợp còn lại để làm bảng tin tuyên truyền và mở rộng hè phố.
(Theo Hà Nội mới)



ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG Q.CẦU GIẤY

Thiết kế đô thị hai bên tuyến đường đẹp nhất quận CầuGiấy


529/QĐ-UBND, phê duyệt Nhiệm vụ đồ án thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Xuân Thủy, tỷ lệ 1/500 thuộc các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG Q.CẦU GIẤY

Theo đó, vị trí, phạm vi nghiên cứu gồm một đoạn của tuyến đường quốc lộ 32 ở phía Tây khu vực nội đô lịch sử, đoạn từ nút giao với đường vành đai 2,5 đường Nguyễn Phong Sắc đến nút giao với đường vành đai 3 đường Phạm Hùng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 1.000m với tổng diện tích đất nghiên cứu thiết kế khoảng 26,3ha, mục tiêu nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.......

Quy hoạch sẽ đề xuất các giải pháp chỉnh trang, nâng cấp kiến trúc, cảnh quan các công trình xây dựng hai bên tuyến đường, nhất là đối với khu vực dân cư, làng xóm được tồn tại theo quy hoạch. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa giữa khu vực cải tạo, chỉnh trang và phát triển xây dựng mới, các vị trí điểm nhấn kiến trúc.

Cùng với đó, xác định mạng lưới đường quy hoạch và đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến đường với khu vực hai bên tuyến đường, tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn, cải thiện và nâng cao điều kiện sống của dân cư khu vực.

Quy hoạch cũng đề xuất quy định quản lý không gian kiến trúc cảnh quan theo đồ án thiết kế đô thị, làm cơ sở pháp lý để các cấp chính quyền quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Nội dung thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Xuân Thủy, tỷ lệ 1/500 sẽ được cập nhật và đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-1, H2-2, tỷ lệ 1/2.000
(Báo Xây Dựng)



QUY HOẠCH ĐƯỜNG SẮT NGẦM HÀ NỘI

Công bố quy hoạch các ga ngầm tuyến đường sắt đô thị số 2


UBND TP giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thực hiện công tác cắm mốc giới Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4, C7, C8 được phê duyệt .
QUY HOẠCH ĐƯỜNG SẮT NGẦM HÀ NỘI
Phối cảnh tuyến đường sắt

Sáng 16/5, Sở Quy hoạch & Kiến trúc phối hợp với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức công bố và bàn giao Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4, C7, C8 của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, tỷ lệ 1/500.
Theo đó, tại quận Cầu Giấy sẽ điều chỉnh cục bộ ô đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ đường Hoàng Quốc Việt thuộc ô quy hoạch 22, từ chức năng là đất cơ quan hiện có (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) sang chức năng đất hạ tầng kỹ thuật để xây dựng các hạng mục công trình của ga ngầm C4. Diện tích đất điều chỉnh chức năng sử dụng đất khoảng 977m2.
Bên cạnh đó, tại quận Ba Đình điều chỉnh cục bộ ô đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ đường Hùng Vương thuộc ô quy hoạch B63 từ chức năng đất công cộng (Trung tâm thể thao 10/10) sang chức năng đất hạ tầng kỹ thuật để xây dựng các hạng mục công trình của ga ngầm C7. Diện tích đất điều chỉnh chức năng sử dụng đất khoảng 634 m2.
Cùng với đó điều chỉnh cục bộ ô đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ phố Phan Đình Phùng từ chức năng đất cây xanh công viên - TDTT (vườn hoa Vạn Xuân) sang chức năng đất hạ tầng kỹ thuật kết hợp cây xanh công viên để xây dựng các hạng mục công trình ngầm và nổi của ga ngầm C8 kết hợp tổ chức cây xanh công viên trên mặt đất. Diện tích đất điều chỉnh chức năng sử dụng đất khoảnh 1.479 m2.
Mặt khác, UBND TP giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thực hiện công tác cắm mốc giới Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4, C7, C8 được phê duyệt và tiếp tục khẩn trương nghiên cứu phương án kiến trúc sơ bộ các công trình nổi của các ga để trình duyệt theo quy định.
Giao UBND quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Ba Đình quản lý các công trình xây dựng trong phạm vi Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4,C7,C8 được duyệt và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. Giao Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng TP chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan đề xuất cơ chế đặc thù đối với việc đền bù giải phóng mặt bằng các công trình trong phạm vi Quy hoạch tổng mặt bằng các ga ngầm C4,C7,C8.

(xã luận)